Friday, November 15, 2013

Tuổi Trái Đất bị lạm phát (phần 1)


Chúng ta thường nghe đến lạm phát tiền tệ, tức là đồng tiền bị mất giá. Mười ngàn hôm nay mua được tô phở qua đến năm sau hai mươi ngàn mua được cái bánh giò, năm sau nữa ba mươi ngàn mua được chén bánh bèo và nghĩ ôi sao bèo quá! Nếu hôm nay mười ngàn mua được tô phở bỗng dưng ngày mai đem ba mươi ngàn không mua được ổ bánh mì, mọi người đổ xô đi mua gạo, mắm, muối đèn cầy kháo nhau bảo rắng sắp tận số rồi bà con ơi.


Thế mà tuổi trái đất bị lạm phát chẳng ai hay. Nghe buồn cười nhỉ! Thật tôi nói tuổi trái đất bị lạm phát một cách trầm trọng. Năm 1770, George Buffon nói trái đất 70,000 tuổi, theo Integrated Principals of Zoology 1996 trang 151. Năm 1905, tuổi trái đất được chính thức cho là 2 ti năm tuổi theo Newsweek 20 tháng 7, 1998 trang 50. Năm 1969, tuổi của trái đất và mặt trăng được chính thức cho là 3.5 ti nam tuổi theo Minneapolis Tribune 25 tháng 8, 1969. Ngày nay, học sinh được dạy ở trường tuổi trái đất được cho là 4.6 ti năm tuổi. Tức, tuổi trái đất tăng một cách chóng mặt 21 triệu năm một năm hay 40 năm một phút. Ôi già quá! Trách chi mà mấy chị em ngày nay cứ phải mua kem dưỡng da chống nhăn.

Cách xác định tuổi trái đất như thế nào? Người ta tin rằng có thể đo tuổi của các vật thể bằng cách đo phóng xạ cacbon. Tóm tắt quá trình này như sau. Trong bầu khí quyển thì khí nitro chiếm 78%, oxi chiếm 21%, 0.6% khí CO2 trong đó có một tỉ lệ nhỏ C14. C14 được sản xuất qua phản ứng phóng xạ giữa tia mặt trời và N. C14 có trong tất cả các loại thực vật qua quá trình quang hợp, có trong các loài sinh vật qua thực vật. Khi chết đi, C14 phân hủy. Khi xác định tuổi của mẫu vật người ta qua so sánh C14 còn lại trong mẫu vật với C14 trong tự nhiên. Thật sự thì phương thức này không chính xác bởi người ta quá “ngây thơ” cho rằng C14 trong tự nhiên không đổi qua thời gian, hay cho rằng nồng độ C14 của mẫu vật bằng nồng độ C14 trong tự nhiên tại thời gian đó. Nồng độ C14 không đổi thì phải đạt điểm cân bằng mà ngài Libby (người được đoạt giải Nobel vì phát minh này) kết luật rằng quả đất cần 30,000 năm mới đạt được sự cân bằng này.
 

Lấy một ví dụ đơn giản như sau cho dễ hiểu, nếu một người chỉ vào một mẩu đèn cầy đang cháy và hỏi tôi đèn cầy đó cháy trong vòng bao lâu, nếu tôi không ở đó vào thời điểm ban đầu thì không biết được nó đã cháy trong bao lâu, ta có thể ước chừng nó cao bao nhiêu để đoán được thời gian nó cháy, nhưng đó cũng chỉ là suy đoán nhưng không chính xác.

Bằng chứng sự không chính xác của phương pháp này. Năm 1971, Một con hải cẩu vừa chết được xác định là 1,300 tuổi qua đo độ phóng xạ cacbon, theo Antarctic Journal trang 211. “chân sau của một con voi mamoth tìm thấy ở Fairbank Alaska có độ tuổi cacbon là 15,380 trong khi da và thịt của nó là 21,300” Harold E.Anchony “Natures Deep Freeze” Natural history năm 1949. Vỏ của một con ốc còn sống được xác định là 27,000 năm tuổi, tạp chí Science 1984 ấn bản 224. Vâng còn nhiều trường hợp khác nữa mà kể hoài cũng không hết, thôi để dịp khác vậy.

Vậy thực ra thì trái đất bao nhiêu tuổi? Kinh Thánh nói Thượng Đế tạo ra trái đất vào khoảng 6000 năm trước, 4400 thì lụt, con người sinh sôi nảy nở đến ngày hôm nay. Khoa học đã xác định điều này. Có phải tôi vừa nhắc đến từ “khoa học”? Àh đúng rồi, Khoa Học, định nghĩa khoa học là “Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng” theo nguồn Wikipedia.
 Những bằng chứng về vũ trụ trẻ.

Thiên văn học nói gì? Thực tế người ta quan sát thấy mặt trăng đang rời xa trái đất khoảng 4cm/năm.(liên hệ sư phụ google để biết thêm chi tiết). Thắc mắc, nếu vũ trụ hàng tỉ năm tuổi thì mặt trăng lúc đó cực kì gần với trái đất tạo ra thủy triều gây lụt trái đất một ngày vài bận, không phải nói là nó dính lẹo vào trái đất. Điều này là không thể! Nếu trái đất 6000 năm tuổi, mặt trăng gần hơn một chút cũng là hợp lý.
Thực tế quan sát cho thấy sao Mộc đang nguội dần, nó mất nhiệt gấp đôi so với nó nhận được nguồn nhiệt từ mặt trời. Nếu cho rằng hàng tỉ năm thì nó đã nguội tanh rồi. Quan sát vệ tinh của nó là Ganymede có vùng từ trường rất cao. “ Từ trường được tạo ra bởi chất lỏng nóng chảy bên trong nó. Đáng lẽ Ganymede đã nguội hẳn qua hàng tỉ năm” ( và quan sát  lẽ ra phải thấy nó mất đi từ tính) theo Holt Earth Science 1994 trang 1579.

Super Nova hay gọi là vụ nổ tân tinh. Các nhà thiên văn học quan sát cho thấy rằng cứ 30 năm thì các chòm sao lại “chết” và nổ thành super nova.. Nếu vũ trụ hàng tỉ năm tuổi thì tại sao chỉ có khoảng 300 super nova mà không phải la hàng triệu? Có phải là những ngôi sao là sai? Hay thuyết tiến hóa? Theo ICR tháng 9, 1998.

Tốc độ xoay của Trái đất đang chậm lại, tháng 6 dài ra 1 giây. Theo tạp chí Astronomy tháng 6, 1992 trang 24. Nếu vậy hàng tỉ năm về trước trái đất từng quay nhanh hơn, người ta dậy rồi lại đi ngủ hay lí do mà khủng long tuyệt chủng là do momen quán tinh bay ra khỏi trái đất. 
Phần 2: Những bằng chứng về trái đất trẻ 

No comments:

Post a Comment