Tuesday, April 2, 2013

Tại sao Kinh Thánh không phải là cuốn sách thần thoại?


Tại sao Kinh Thánh không phải là một cuốn sách thần thoại?



Nhiều phần của cuốn Kinh Thánh trên 4000 tuổi. Liệu nó có giữ được tính chính xác cho đến ngày nay? Làm sao chúng ta biết được? Liệu chúng ta có thể tin rằng Thượng Đế bảo tồn lời của Ngài như là một món quà cho toàn thể nhân loại?

Chúa nhận thấy rằng việc bảo tồn lời của Ngài phải được thông qua cononization. Tiếng anh từ Canonization theo tiếng Hy Lạp Kanon tức là thẳng cạnh hay thước đo. Những cuốn sách chúng ta có ngày hôm nay đã được cân nhắc cẩn thận và chắc chắn rằng chúng là thánh thư được mặc khải từ Chúa.

Canonization được thông qua 4 nguyên tắc.

Thứ nhất, Một cuốn sách phải được cân nhắc chắc chắn rằng nó được mặc khải từ Chúa. Và những ghi chép trong Kinh Thánh cũng cho thấy rằng nó được chỉ đạo bởi Đức Chúa. Một số ví dụ cho nguyên tắc này đến từ Moses và một số nhà tiên tri. “Đức Jehovah cũng phán cùng Moses rằng: Hãy chép các lời này, vì theo các lời này mà ta lập giao ước cùng ngươi và cùng Israel” Exodus 34:27

Bây giờ hãy đi và viết những lời này trên bàn trước mặt họ, hãy chép vào sách để truyền lại cho đời sau, mãi mãi đến cùng. Bởi chúng là dân bội nghịch, là lũ trẻ dối trá, con cái không muốn nghe lời luật pháp của Đức Jehovah mà nói với kẻ tiên kiến (người thấy trước tương lai) rằng đừng tiên kiến làm chi; nói với kẻ tiên tri rằng đừng nói tiên tri về lẽ thật, mà hãy giảng dạy những điều vui thú và tiên tri những điều huyễn hoặc.” Asaiah 30:8-10. Ngài biết trước rằng con cái ngài sẽ bị phân tâm, tin vào sự lừa dối.

Có lời của Đức Jehovah phán cùng Jeremiah rằng: Jehovah, Đức Chúa Trời của Israel phán như vầy: Hãy chép lời ta phán cùng ngươi vào trong sách” Jeremiah 30:1,2

Nguyên tắc thứ hai, những bằng chứng đều được tìm thấy trong bản thân cuốn sách. Ví dụ, sách của Joshua xác nhận những điều luật trong 5 sách trước. Sách Judges (Các quan xét) được viết bởi Samuel xác nhận những sách của Moses. Nhà tiên tri Daniel xác nhận về Moses và những cuốn sách của Jeremiah. Peter xác nhận những ghi chép của Paul.

Nguyên tắc thứ ba, đưa ra công chúng để ghi nhân cononization (phong thánh) của một quyển sách. Moses là người đầu tiên khởi nguồn cho truyền thống này. Đọc trước công chúng những mặc khải của Đấng Jehovah để người dân Do Thái kính sợ và tuân thủ những luật pháp mà Ngài ban cho họ. Sau đó là Ezra, “ Và Ezra mở cuốn sách trước mặt mọi người, khi ông ta mở sách ra mọi người đứng dậy” Jeremiah 8:5. Sau đó là những ngày của Đấng Christ. Thực tế là Ngài cũng tham gia vào truyền thống này. Paul và những tông đồ khác của chúa Jesus cũng mang truyền thống này vào những nhà thờ thực sự của Chúa. Điểm đáng chú ý ở đây là mọi người đều biết rất rõ về Thánh Kinh nên rất khó để đọc một cuốn sách khác mà không được phong thánh (cononization)

Nguyên tắc thứ tư đòi hỏi sự nhất quán và chính xác giữa các quyển sách. Điều đáng kinh ngạc là không một lỗi nào được tìm thấy mà bất đồng giữa các cuốn sách. Những cuốn sách trong Kinh Thánh được viết bởi nhiều người khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau và nhất quán với nhau chứng tỏ tác giả đằng sau cuốn Kinh Thánh này là Thượng Đế, Đấng Jehovah, Đức chúa trời hay người dân Việt Nam thì gọi dân dã là Ông Trời.



Ngoài ra để kết luận Kinh Thánh chính xác tới đâu ta có thể tự mình so sánh qua sự ứng nghiệm của nó trong lịch sử.

Như chúng ta đã thấy trong lịch sử, người dân Do Thái đã bị tản mác rất lâu trước khi giành lại nước của mình vào năm 1948. Trước đó khoảng 1400 trước CN, khi Moses đưa người Do Thái ra khỏi Ai Cập và nhận lãnh những điều luật của Chúa thì Ngài phán rằng “ Nếu ngươi không nghe theo tiếng phán của Jehovah Đức Chúa Trời ngươi, không cẩn thận làm theo các điều răn và luật pháp của Ngài mà ta chuyền cho ngươi ngày nay thì này mọi sự rủa sả sẽ giáng lên mình ngươi” Deuteronomy 28:15. “ Đức Jehovah sẽ khiến ngươi bị kẻ thù địch đánh bại. Ngươi sẽ do một đường ra đánh chúng nó, rồi có bảy đường chạy trốn khỏi chúng, và ngươi sẽ bị xô đùa đây đó trong khắp nước của thế gian” Deuteronomy 28:25. “ Các ngươi sẽ bị truất khỏi xứ mà mình nhận lấy, và Đức Jehovah sẽ tản lạc các ngươi trong các dân, từ đầu này của đất đến cuối đầu kia” Deut 28: 63- 64.

Sau đó vùng đất Israel trở thành vùng đất hoang. “Đời sau, con cháu sanh ra sau các ngươi, và người ở phương xa đến, khi thấy những tai vạ và chứng bệnh mà Đức Jehovah đã hành hạ xứ này, khi thấy toàn xứ chỉ diêm, muối và cháy tiêu, không giống gieo, không sản vật chi hết chằng một thứ cỏ nào mọc, giống như sự huỷ hoại của Sodom và Gomorah, Admah and Zeboim bị Đức Jehovah huỷ diệt trong cơn hạnh nộ của Ngài, thì chúng nó, các nước sẽ hỏi rằng: Sao Đức Jehovah lại đãi xứ này như thế? Căn cứ của sự thạnh nộ lớn lao này là sao? Thì người ta trả lời rằng: Ấy vì họ bội giao ước mà Jehovah, Đức Chúa Trời của tổ phụ họ, đã lập cùng họ, khi dẫn họ ra khỏi xứ Ai Cập” Deut 29:22-25. Dẫn chứng cho sự kiện này nhà văn Mark Twain có viết vào năm 1868 “ Palestine ngồi trên một vùng đất toàn bao gai và tro ... một sự nguyền rủa đã khiến các cánh đồng khô héo và kìm hãm năng lượng của nó ... Palestine thật hoang tàn và không có tình yêu ... Nó là là một vùng đất tuyệt vọng, ảm đạm và đau khổ "- trích từ Innocents của Mark Twain.

Lời hứa được tề tựu về mảnh đất thân yêu. Khoảng 600 trước CN nhà tiên tri Jeremiah viết “ này ta sẽ thâu tóm chúng nó từ mọi nước mà ta đã nhân giận, thạnh nộ, tức mình quá mà đuổi chúng nó đến, ta sẽ đem chúng nó về chỗ này, khiến chúng nó ở yên ổn.” Jeremiah 32:37. Năm 1948, dân Do Thái đã giành lại độc lập và họ lại sinh sống thịnh vượng trồng trọt cây trái và là một nước văn minh trong khu vực Trung Đông. “ Như ta đã giáng mọi tai vạ lớn trên dân này thì ta cũng sẽ giáng mọi sự lành ta đã hứa. Người ta sẽ mua ruộng trong đất này mà các ngươi nói rằng: Ấy là một nơi hoang vu không có loài người, không có loài thú, đã bị nộp trong tay người Chaldeans.” Jeremiah 32:42,43



Hay việc ứng nghiệm của Kinh Thánh trong khoa học.

Người ta nói Kinh Thánh chỉ dành cho những người thiếu học thức, nhưng ít người biết đến chuyện trên mỗi con tàu vũ trụ đều có một cuốn Kinh Thánh thu nhỏ trên phim tiểu li (micro film) cho các nhà du hành vũ trụ đọc. Dòng đầu tiên của Kinh thánh có ghi: "Ban đầu Thiên Chúa dựng nên trời và đất.". Rất nhiều nhà du hành vũ trụ trở nên tin Chúa sau chuyến bay ngắn ngủi bên ngoài bầu khí quyển của Trái Đất. John Glen là người có vinh dự ngồi trên con tàu vũ trụ hai lần, lần thứ nhất lúc 36 tuổi và lần thứ hai lúc 70 tuổi, tâm sự: "Tôi đã làm hòa với Thiên Chúa rồi.”

Về hình học, khi muốn tính chu vi đường tròn, người ta làm cách nào? Trước hết phải đo đường kính rồi nhân nó với số Pi (3,14). Số Pi là một đại lượng mới được biết tới trong thế kỷ mười chín, hai mươi, thế mà Vua Sa-lô-môn (khoảng 900 năm trước Công Nguyên) đã biết cách đo chu vi một cách hết sức khoa học. Số Pi của ông được các nhà nghiên cứu Kinh Thánh tìm ra trong câu 23 chương 7 sách Kings thứ thất là 3,14150943 so với số Pi chúng ta sử dụng là 3.1415926 ( sự sai trật là 0.0000 832 hay 0.00026 %). Vua Sa-lô-môn được Kinh thánh cho biết là người thông minh nhất trên trần gian. Sự thông minh của ông là món quà mà Thiên Chúa ban cho khi ông cầu xin Ngài sự khôn ngoan để cai trị dân tộc mình theo đường lối của Chúa.

Về thiên văn học, cho đến khi ống kính viễn vọng ra đời, người ta chỉ biết được khoảng 1000 ngôi sao. Thế mà tiên tri Jeremiah (khoảng 550 năm trước Công nguyên) viết trong Kinh Thánh rằng: "Người ta không thể đếm các cơ binh (vì sao) trên trời được" (Jer 33, 22). Ngày nay nhờ kính thiên văn viễn thông đặt ngoài bầu khí quyển người ta đã quan sát được 400 tỷ ngôi sao trong giải Ngân Hà và ngoài giải Ngân Hà của chúng ta ra còn có hàng trăm tỷ giải ngân hà khác nữa. Mỗi một ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường có thể là một ngân hà xa xôi hàng tỷ năm ánh sáng. Thiên Chúa chẳng sáng tạo ra chúng một cách ào ào, vô tội vạ, nhưng Ngài còn "đếm số các vì sao và gọi từng tên hết thảy các vị ấy" (Psalm 147, 4). Điều ấy thật quả là khó tin cho trí óc con người , nhưng đã là Thiên Chúa, có gì chi quá khó đối với Ngài.

Tiên tri Amos viết rằng: "Hãy tìm Đấng đã dựng nên Sao Rua và Sao Cày." Trong tiếng Do-thái là thứ tiếng được dùng để sao chép nguyên bản Kinh Thánh, câu này được đọc như sau. "Hãy tìm Đấng đã dựng nên Bảy Ngôi Sao và sao Cày". Bảy ngôi sao chính là chùm Sao Rua (Pleades). Bằng mắt thường người ta chỉ thấy được sáu ngôi sao. Chính vì vậy mà các nhà dịch Kinh Thánh cảm thấy rất khó dịch câu này. Mãi đến khi các nhà thiên văn có được kính viễn vọng tối tân, họ mới phát hiện ra ngôi sao thứ bảy. Vậy làm sao một người chăn cừu sống 25 thế kỷ trước đây có thể nói về Đấng làm ra bảy ngôi sao một cách mạnh bạo như vậy? Hay là Đức Chúa Trời phán qua môi miệng của ông rồi được ông chép vào Kinh thánh?

Trong khi người đương thời tin rằng Trái Đất đứng trên lưng bốn con voi, bốn con voi ấy lại đứng trên lưng một con rùa. Họ còn tin rằng Trái Đất phẳng như cái đĩa và các thủy thủ chẳng dám đi xa vì sợ rơi ra khỏi mép đĩa. Vậy Kinh Thánh nói gì về vị trí và hình dạng của Trái Đất? Ông Job, một tôi tớ của Đức Chúa Trời sống cách đây 4000 năm đã tuyên bố: "Chúa treo Trái Đất trong khoảng không không." (Job 26,7). 700 năm trưóc CN tiên tri Isaiah đã mô tả về Thiên Chúa: "Ấy là Ngài ngự trên vòng Trái đất này" (Isaiah 40, 22) Trong nguyên bản của tiếng Do-thái, chữ vòng (khug) không mang ý nghĩa vòng tròn nhưng mang ý nghiã quả cầu tròn. Phải chăng Kinh Thánh cho biết Trái Đất là một quả cầu tròn treo lơ lửng trong khoảng chân không trong vũ trụ bao la trước khi các nhà thiên văn Âu Châu biết được điều ấy.

Trong sách Thánh Vịnh, chương 19 câu 6 nói rằng: "Mặt Trời ra từ phương trời này chạy giáp vòng đến phương trời kia." Có người hỏi vặn: "Kinh Thánh nói sai rồi. Bây giờ con nít ai cũng biết Mặt Trời đứng yên, còn Trái Đất chuyển động vòng quanh mặt Trời". Vậy xin quan sát cuộc hội thoại giữa hai nhà khoa học trong giờ giải lao bên cạnh ly cà phê. Một người nói "Sáng nay, trên đường đến viện nghiên cứu tôi thấy cảnh Mặt Trời mọc thật huyền diệu". Người kia hưởng ứng: "Tôi ra khỏi nhà hơn muộn nên không thấy Mặt Trời mọc, tuy nhiên chiều hôm qua tôi đi dạo chơi với vợ tôi và chứng kiến cảnh Mặt Trời lặn hết sức thơ mộng." Giả sử đứng bên cạnh họ, chắc gì tôi dám mở miệng phê bình: "Các ông nói sai rồi. Chính xác ra các ông phải nói là hôm nay khi Trái Đất quay vòng xung quanh Mặt Trời ở thời điểm 5 giờ 15 phút sáng, tôi thấy bầu khí quyển có nhiều màu sắc hồng hồng ...". Nói vậy có lý mà không có tình, người ta đang uống cà phê và nói chuyện đời sống chứ đâu phải đang bảo vệ luận án. Cũng vậy Kinh Thánh được viết bằng ngôn ng mà người thường có thể hiểu được sự thật tâm linh chứ không phải để tranh luận khoa học.

  Tuy nhiên, dù Kinh Thánh nói rằng Mặt Trời chuyển động cũng không sai. Bởi khi Niu-tơn đứng trên Trái Đất ông nói rằng quả táo rơi xuống ông. Giả sử ông đứng trên quả táo, ông sẽ nói Trái Đất rơi xuống quả táo. Vận chuyển là khái niệm tương đối tùy theo người quan sát lấy gì làm mốc. Hơn nữa, những ai cứ khăng khăng bắt bẻ Kinh Thánh ở điểm này xin nhớ rằng dù Trái Đất xoay xung quanh Mặt Trời, Mặt Trời cũng không đứng yên nhưng di chuyển với một vận tốc một triệu cây số một giờ trong giải Ngân Hà và giải Ngân Hà cũng không đứng yên lặng trong vũ trụ bao la. Con người nhỏ bé không thể quan sát được điều đó nhưng Đấng Làm Ra Vũ Trụ chẳng nhầm lẫn ghi Ngài viết Kinh Thánh qua tay các tiên tri.

Một trong những bằng chứng khác về việc Thiên Chúa có thể tạo ra áng sáng và sự tối tùy theo ý muốn là câu chuyện trong sách Xuất hành, chương 10, câu 21. Thời ấy ở Ai- cập, dân bản xứ thờ thần tượng Mặt Trời còn dân ngụ cư Do-thái thờ phượng Thiên Chúa. Để trừng phạt dân Ai-cập, Ngài khiến bóng tối dày đặc che phủ cả nước trong suốt ba ngày. Còn vùng nào có dân Do-thái ở, vùng ấy vẫn có ánh sáng như thường... Về sau, khi dân Do-thái rời Ai Cập để đi về đất hứa (là xứ Pa-les-tin ngày nay), quân đội Ai Cập đuổi theo để bắt họ quay về làm nô lệ. Thiên Chúa lại đặt một đám mây giữa hai phe. Phía bên quân Ai-cập thì bóng tối dày đặc bao phủ còn bên dân Do-thái lại có ánh sáng. Câu chuyện này cũng được khảo cổ học kiểm nghiệm những văn tự khắc trên bia đá tìm thấy ở Kim Tự Tháp Ai-cập.

 "Ta là Đức Chúa (Đấng Tự Hữu Hằng Hữu), không có Đấng nào khác (ngoài Ta).  Ấy chính Ta là Đấng gây nên sự sáng và dựng nên ra sự tối tăm, làm ra sự bình an và gây nên tai vạ. Chính Ta là Đức Chúa, đã làm nên những sự đó." (Isaiah 45,7)

Mai Hall

Theo nguồn:

theTrumpet.com

israelmessiah.com

khoi-nguon.com